096.558.4898 - 096.924.3163
Khóa học Khai giảng Bổ sung
Cơ Bản 08/06/2022 Chi tiết
Cơ Bản 09/06/2022 Chi tiết
Cơ Bản 19/06/2022 Chi tiết
Trung cấp 13/06/2022 Chi tiết
Giao tiếp NC 14/06/2022 Chi tiết
Giao tiếp NC 16/06/2022 Chi tiết
HSK4 19/06/2022 Chi tiết
HSK5 10/06/2022 Chi tiết
HSK5 16/06/2022 Chi tiết
HSK6 19/06/2022 Chi tiết
HSKK Trung cấp 11/06/2022
HSKK Cao cấp 18/06/2022
Biên Phiên Dịch 15/06/2022 Chi tiết
lichKhaiGiang-uudai
đăng kýtư vấn




Bài 12: Thanh điệu và những quy tắc cần nhớ

Ở bài trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Bảng chữ cái tiếng Trung, còn về Thanh điệu ( dấu) của tiếng Trung, bạn đã biết cách đọc chưa? Hãy cùng Tiếng Trung Thượng Hải tìm hiểu về các dấu tiếng trung nhé!

1. 4 THANH ĐIỆU (4 DẤU) TRONG TIẾNG TRUNG


1.1 Tiếng Trung gồm 4 thanh điệu ( 4 dấu)

Thanh điệu Kí hiệu Độ cao Ví dụ Cách đọc
Thanh 1 5-5
Đọc không dấu, kéo dài, đều đều.
Thanh 2 / 3-5
Đọc như dấu sắc, đọc từ thấp lên cao.
Thanh 3 V 2-1-4
Đọc như dấu hỏi, đọc từ cao độ trung bình – xuống thấp – rồi lên cao vừa.
Thanh 4 \ 5-1
Đọc không dấu, đẩy xuống, dứt khoát, đọc từ cao nhất xuống thấp nhất.
Mẹo: Đọc thanh 4 bằng cách dùng tay chém từ trên xuống và giật giọng.
Thanh nhẹ

Không có

ba
Đọc không dấu, nhẹ, ngắn.

 

1.2 Cách đánh dấu thanh điệu

 

1. Chỉ có 1 nguyên âm đơn

Đánh dấu trực tiếp vào nó: ā ó ě ì…

 

 

 

 

 

2. Nguyên âm kép

• Thứ tự ưu tiên sẽ là nguyên âm “a“: hǎo, ruán…

• Nếu không có nguyên âm đơn “a” mà có nguyên âm đơn “o” thì đánh vào “o“: ǒu, iōng…

• Nếu không có nguyên âm đơn “a” mà có nguyên âm đơn “e” thì đánh vào “e“: ēi, uěng…

• Nếu là nguyên âm kép “iu”, thì đánh dấu trên nguyên âm “u“: iǔ

• Nếu là nguyên âm kép “ui”, thì đánh dấu trên nguyên âm “i“: uī


1.3 Biến điệu của thanh 3

 

+ Hai thanh 3 đứng cạnh nhau

⇒ thanh 3 thứ nhất sẽ đọc thành thanh 2 (dấu sắc).

Ví dụ:

Nǐ hǎo ⇒ Ní hǎo

+ Ba thanh 3 đứng cạnh nhau

⇒ thanh 3 thứ 2 sẽ đọc thành thanh 2 (dấu sắc)

Ví dụ: 

Wǒ hěn hǎo ⇒ Wǒ hén hǎo


1.4 Biến điệu của bù và yī

 

• Nếu 一 /yī/ và 不 /bù/ ghép với từ mang thanh 4 thì yī đọc thành yí và bù đọc thành bú.

Ví dụ: 

yī + gè → yí
yī +yàng → yí yàng
yī + dìng → yí dìng
yī + gài → yí gài
bù + biàn → bú biàn
bù + qù →bú
bù + lùn → bú lùn

• Lưu ý: Chỉ biến âm, cách viết vẫn phải giữ nguyên

• Khi sau 一 /yī/ là âm mang thanh 1 (hoặc thanh 2, thanh 3) thì đọc thành yì

yī + tiān → yì tiān
yī + nián → yì nián
yī + miǎo → yì miǎo

• Luyện nghe đọc các âm tiết liền nhau: thanh 1 + thanh 4

dōu qù(都去)
gāoxìng(高兴)
shāngdiàn(商店)
shēngrì(生日)
yīnyuè(音乐)
shēngdiào(声调)
chīfàn(吃饭)
bāngzhù(帮助)
gōngzuò(工作)
xūyào(需要)


2. Quy tắc viết phiên âm tiếng Trung
..

Phiên Âm = Phụ Âm + Nguyên Âm + Dấu 

(Thanh Mẫu + Vận Mẫu + Thanh Điệu)

1. Các nguyên âm i, in, ing khi mở đầu một âm tiết phải thêm y đằng trước.

Ví dụ:

i → yi

in →yin

ing→ying

2. Đối với các nguyên âm ” ia, ie, iao, ia, iou, iong khi trở thành một từ có nghĩa thì phải đổi i thành y và thêm thanh điệu.

Ví dụ:

ia → ya → yá iang → yang → yăng
iao → yao →yăo       ie → ye → yě
iou → you →yŏu iong → yong→ yŏng 

3. Các nguyên âm: “ü, üe, üan, ün” khi mở đầu một âm tiết thì bỏ dấu chấm và thêm y đằng trước và thêm thanh điệu

Ví dụ:

ü → yu  → yŭ         üe → yue → yuè
üan → yuan → yuán  ün → yun → yún

4. Các nguyên âm “ ü, üe, üan, ün” khi ghép với các âm “ j, q, x” thì bỏ hai dấu chấm trên chữ ü, nhưng vẫn giữ nguyên cách phát âm

Ví dụ:

jü → ju qü → qu xü → xu
jüe→ jue qüe → que xüe → xue
jüan → juan qüan → quan xüan → xuan
jün → jun qün → qun xün → xun

5. Các nguyên âm “ ü, üe, üan, ün” khi ghép với l và n thì để nguyên hai dấu chấm trên đầu.

Ví dụ: nü; lü

6. Các nguyên âm “ua, uo, uai, uan, uang, uei, uen, ueng” khi mở đầu âm tiết thì phải đổi chữ ü thành w và thêm thanh điệu. Riêng nguyên âm ü khi đứng một mình thì phải thêm w vào phía trước.

7. Đối với các nguyên âm “iou, uei, uen” khi ghép với một phụ âm thì bỏ o, e nhưng vẫn giữ nguyên cách phát âm.

Ví dụ: q + iou → qiu

• Luyện nghe

 

hòu fǒu
hēi fēi gǎi kǎi
bái pái gěi děi
běi péi dài tài gǒu kǒu

Như vậy, các thanh điệu tiếng Trung không hề khó đúng không ạ? Nhưng nếu các bạn nắm chắc các thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu thì việc phát âm cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu các bạn gặp khó khăn trong việc đọc phiên âm chữ Hán, hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của trung tâm Tiếng Trung Thượng Hải nhé!

Xem thêm

CÁCH NHỚ CHỮ HÁN NHANH NHẤT

PHỎNG VẤN XIN VIỆC TIẾNG TRUNG

TIẾNG TRUNG CHỦ ĐỀ ĐỒNG NGHIỆP NÓI CHUYỆN

TIẾNG TRUNG CHỦ ĐỀ ĐÀM PHÁN GIÁ CẢ

chuong
lịch khai giảng