Để học tốt chữ Hán yếu tố quyết định nhất là các bạn cần chăm chỉ, kiên trì, nhất là thời gian đầu. Ngoài ra học đúng phương pháp và nắm được một số mẹo nhỏ trong quá trình học cũng giúp các bạn tiến tới thành công nhanh hơn trong việc học tiếng Trung.
1. Một số bí kíp nhớ chữ Hán hiệu quả
Bước 1. Học các nét cơ bản và quy tắc viết chữ Hán
Các bạn xem chi tiết hướng dẫn ở bài viết: Qui tắc viết chữ Hán đẹp
Cố gắng ghi nhớ tên và ý nghĩa của các bộ thủ thường xuất hiện trong tiếng Hán, vì nhớ được chúng, các bạn sẽ nhanh chóng học thuộc được các chữ Hán khác.
Ví dụ: khi học chữ 妈妈 (Māmā: Mẹ) ta nhớ được bộ nữ 女:dùng để chì con gái, phụ nữ. Như vậy khi học các chữ như: 妹妹 (Mèimei: em gái), 姐姐 (Jiě Jie: chị gái) …sẽ nhớ nhanh hơn, vì những chữ này đều xuất hiện bộ女, đều liên quan tới con gái, phụ nữ.
Khi học chữ Hán bạn cố gắng tưởng tượng theo cách của mình sao cho dễ nhớ nhất. Ví dụ chữ “ 吃” có nghĩa là ăn, bạn có thể tưởng tượng bộ Khẩu 口 là cái miệng , thức ăn đưa vào miệng và xuống dạ dày có hình thù giống bộ Ất 乙
Bước 2. Tập hợp và ghi nhớ các bộ thủ phổ biến
Đa số chữ Hán đều cấu tạo từ nhiều bộ thủ, tiếng Trung có tất cả 214 bộ thủ, mỗi bộ thủ đều mang một ý nghĩa riêng, việc nắm vững được các bộ thủ sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học và ghi nhớ chữ Hán. Bộ thủ có thể thể hiện ý nghĩa (biểu nghĩa) của chữ hoặc thể hiện âm đọc (biểu âm) cuả chữ, vì thế có thể dựa vào bộ thủ để phán đoán nghĩa và âm đọc.
Ví dụ biểu nghĩa:
– Những chữ có bộ thuỷ (水) thì thường liên quan đến nước, sông, hồ như: 江 sông,河 sông,海 biển…
– Những chữ có bộ mộc (木) thường liên quan đến cây cối, gỗ như: 树 cây,林 rừng,桥 cây cầu…
Ví dụ biểu âm:
– Những chữ có bộ 生 như 牲, 笙, 栍, 泩, 苼, 狌 đều được đọc là “shēng”.
– Những chữ có bộ 青 như 清, 请, 情, 晴 đều mang cùng thanh mẫu vận mẫu “qing”, chỉ khác nhau thanh điệu.
Không nhất thiết bạn phải học thuộc 214 bộ thủ, bạn chỉ cần ghi nhớ một số các bộ thủ cơ bản thường gặp. Sai lầm của nhiều bạn mới học là cố gắng học thuộc hết 214 bộ thủ 1 lúc. Như vậy các bạn sẽ rất dễ quên. Cách hữu hiệu hơn đó là học qua việc phân tích chữ Hán. Khi gặp một chữ Hán mới, đừng cắm đầu cắm cổ luyện viết trong vô thức ngay, bạn cần tra cứu xem có những nét gì, bộ thủ gì, bộ thủ đó mang ý như thế nào, có liên quan gì đến nghĩa và âm đọc của chữ Hán đó hay không. Học phân tích sâu các chữ như này vừa giúp nhớ chữ Hán vừa giúp bạn học bộ thủ, sẽ hiệu quả cao hơn nhiều lần so với việc học chay 214 bộ thủ.
Bước 3: Luyện tập hàng ngày
Đối với các bạn mới bắt đầu học tiếng Trung, học từ mới đến đâu các bạn phải luyện viết từ mới tới đó. Đồng thời, vừa viết vừa phải suy nghĩ trong đầu về nét, về bộ mình đang viết, đừng đưa ngòi bút trong vô thức mà phải tư duy theo kết cấu của chữ Hán theo cách phân tích bên trên.
2. Một số phương pháp nhớ chữ Hán
1. Phương pháp chiết tự
Có nghĩa là “tách chữ để nhớ chữ”. Chiết tự chính là phân tích chữ một cách linh hoạt và sáng tạo theo một tư duy logic nhất định giúp chúng ta nhớ chữ lâu hơn. Ví dụ:
– Chữ 休 nghĩa là “nghỉ ngơi”, chữ này được ghép từ chữ 人(người) và chữ 木(cây), như vậy chữ 休 có nghĩa là người dựa vào gốc cây ngồi nghỉ.
– Chữ 好 có nghĩa là “tốt”, được ghép bởi chữ 女 (phụ nữ) và chữ 子 (con trai), theo quan niệm phong kiến của Trung Quốc, phụ nữ sinh được con trai mới là tốt.
2. Phương pháp nhớ chữ Hán qua thơ
Người Việt đã sáng tạo nên những câu thơ, câu văn vần mô tả chữ để ghi nhớ chữ Hán lâu hơn. Ví dụ:
Chữ 德 gồm: bộ chim chích hay nhân kép (彳), thập (十), tứ (四), nhất (一) và tâm (心), được miêu tả qua hai câu thơ:
Chim chích (彳) mà đậu cành tre
Thập (十) trên tứ (四) dưới nhất (一) kề liền tâm (心).
VD : “Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm” => (Chữ Đức) 德
“Cô kia đội nón chờ ai
Hay cô yên phận đứng hoài thế cô” => (Chữ An (an toàn) 安
“Hai người núp một gốc cây
Tao chẳng thấy mày, mày chẳng thấy tao” => (Chữ Đến) 来
3. Nhớ chữ Hán qua chữ Hình thanh (Hài thanh)
Trong chữ Hán có khoảng gần 80% là chữ Hình thanh, chữ hình thanh là chữ mà trong đó có một bộ thủ đại diện cho nghĩa, một bộ thủ đại diện cho âm đọc. Khi ta nắm được ý nghĩa các bộ thủ và âm đọc của nó thì ta có thể dễ dàng suy luận và ghi nhớ được các chữ Hán khác.
Ví dụ:
Ta đã học được chữ “马 mă” nghĩa là con ngựa. Thì khi ta học chữ “妈妈 Māma” nhanh hơn, vì mẹ là con gái, nên có bộ 女, cách phát âm từ 妈妈 cũng gần giống “ma”, Như vậy chữ 妈 là chữ Hình thanh, trong đó bộ “女nữ” đại diện cho nghĩa chỉ con gái, bộ “马 mã” đại diện cho thanh vì có âm đọc gần giống nhau
Tương tự ta có: 吧、爸、把…đều là chữ Hình thanh. Chữ “爸 bà” có bộ Phụ nói về bố, và chữ 巴 chỉ cách phát âm là “ba”
4. Sử dụng giấy nhớ
Trong nhà bạn trang bị các hình ảnh chữ Hán thường gặp khổ A7 hoặc A6, dán lên tường, lúc rảnh rỗi ta tranh thủ nhận đọc lại các chữ đã học.
5. Đi học tại trung tâm
Tiếng Trung Thượng Hải luôn được học viên đánh giá là điạ chỉ học tiếng Trung uy tín và chất lượng tại Hà Nội. Với phương pháp dạy và luyện tập, học là thực hành luôn, với chương trình học riêng cho từng cấp độ từ các lớp Hán ngữ cơ bản tới nâng cao. Đội ngũ giáo viên dày kinh nghiệm, tâm huyết với nghề luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ học viên, hướng dẫn học chi tiết, dễ hiểu, truyền thụ các phương pháp học hay, giúp bạn thêm tự tin trong việc học tiếng Trung.
6. Học chữ Hán qua thích thư Pháp
Nếu bạn yêu thích thư pháp và luyện viết chữ hàng ngày , bạn không những có thể viết đẹp mà còn nhanh chóng viết và nhận đọc được nhiều chữ Hán hơn.
Cuối cùng là ở chính bản thân các bạn, hãy kiên nhẫn, và chăm chỉ. Mỗi ngày dành một chút thời gian để luyện viết và đọc chữ Hán, sau một thời gian chăm chỉ học, bạn sẽ phát hiện ra chữ Hán càng học càng dễ.
Trên đây là một số hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm về cách viết đẹp chữ Hán cũng như cách để nhớ được chữ Hán, hi vọng đây sẽ là bài học bổ ích của Tiếng Trung Thượng Hải mang tới cho các bạn. Ngoài ra Trung tâm Tiếng Trung Thượng Hải cũng đã tổng hợp các Phương pháp học tiếng Trung hiệu quả và Cách giao tiếp tiếng Trung lưu loát , các bạn hãy thường xuyên theo dõi website trung tâm để cập nhật kiến thức cho mình nhé! Chúc các bạn học tốt tiếng Trung. Cám ơn các bạn đã ghé thăm website của chúng tôi.
Xem thêm |
GIÁO TRÌNH VÀ TÀI LIỆU HỌC TIẾNG TRUNG HIỆU QUẢ
NHỮNG KHÓ KHĂN KHI HỌC TIẾNG TRUNG
ĐỐI CHIẾU CHỮ HÁN PHỒN THỂ VÀ GIẢN THỂ